Trường THPT Lê Quý Đôn ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT 12 CLC
Tổ: Văn Môn: Ngữ văn. Thời gian: 90 phút
Câu 1: (2.0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Có những ngã ba nối những dòng sông lớn của một đại châu; sóng dựng trùng trùng;
Có những ngã ba nối những con đường dài chạy từ các thủ đô to
Như những mạch máu khổng lồ
Trên thân hình trái đất
Trong đó mỗi con người là một hạt hồng cầu đỏ chói
Có những ngã ba là nơi gặp gỡ của những dòng văn mình lớn, đông, tây, kim, cổ…
Tất cả những ngã ba trên con có thể học biết (trong sách địa dư, trên bản đồ)
Mai sau lớn lên con có thể đến thăm và chụp ảnh nữa…
Xong rồi con có thể quên…
Nhưng con ơi, chớ quên ngã ba Đồng Lộc”
(Ngã ba Đồng Lộc, Huy Cận)
a. Đoạn thơ trên là lời giao tiếp của ai với ai? Nói về điều gì?
b. Tác giả chủ yếu sử dụng phép liên kết gì?
c. Hãy chỉ ra các phép tu từ trong đoạn thơ và cho biết giá trị của các phép tu từ đó.
Câu 2: (8.0điểm) Cảm nhận của anh/ chị về bức tranh thiên nhiên trong hai đoạn thơ sau:
“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”
(Tây Tiến – Quang Dũng)
“Nhớ khi giặc đến giặc lùng
Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây.
Núi giăng thành lũy sắt dày
Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù.”
(Việt Bắc – Tố Hữu)
HẾT
(Giám thị không giải thích gì thêm)
Họ và tên thí sinh: ……………………………………. Số báo danh: …………….
Trường THPT Lê Quý Đôn
Tổ Ngữ Văn
HƯỚNG DẪN CHẤM KÌ KIỂM TRA KHẢO SÁT. MÔN NGỮ VĂN. LỚP 12.4 CLC(Đáp án gồm 02 trang)
Câu |
Nội dung |
Điểm |
|
1 |
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Có những ngã ba nối những dòng sông lớn của một đại châu; sóng dựng trùng trùng; Có những ngã ba nối những con đường dài chạy từ các thủ đô to Như những mạch máu khổng lồ Trên thân hình trái đất Trong đó mỗi con người là một hạt hồng cầu đỏ chói Có những ngã ba là nơi gặp gỡ của những dòng văn mình lớn, đông, tây, kim, cổ… Tất cả những ngã ba trên con có thể học biết (trong sách địa dư, trên bản đồ) Mai sau lớn lên con có thể đến thăm và chụp ảnh nữa… Xong rồi con có thể quên… Nhưng con ơi, chớ quên ngã ba Đồng Lộc” (Ngã ba Đồng Lộc, Huy Cận) |
2.0 |
|
a. Đoạn thơ trên là lời giao tiếp của ai với ai? Nói về điều gì? - Lời của tác giả nói với con. - Nói về những ngã ba, trong đó có ngã ba Đồng Lộc. |
0.5 |
|
|
b. Tác giả chủ yếu sử dụng phép liên kết gì? - Phép lặp từ ngữ: “có những ngã ba nối những” - Phép thế:“Tất cả những ngã ba trên” |
0.5 |
|
|
c. Hãy chỉ ra các phép tu từ trong đoạn thơ và cho biết giá trị của các phép tu từ đó. Phép tu từ: - So sánh “như những mạch máu khổng lồ” - Liệt kê: “những dòng sông”, “những con đường”, “những mạch máu”, “những ngã ba” - Ẩn dụ: “Hạt hồng cầu đỏ chói” Tác dụng: Làm cho đoạn thơ vừa trừu tượng vừa cụ thể; vừa sống động vừa bộc lộ được niềm tự hào mãnh liệt. |
1.0 |
|
|
|
|||
2 |
Làm văn |
8.0 |
|
|
Cảm nhận của anh/ chị về bức tranh thiên nhiên trong hai đoạn thơ sau: “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi” (Tây Tiến – Quang Dũng)
“Nhớ khi giặc đến giặc lùng Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây. Núi giăng thành lũy sắt dày Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù.” (Việt Bắc – Tố Hữu) |
|
|
1. Đảm bảo hình thức bài văn nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề; thân bài triển khai được vấn đề; kết bài kết luận được vấn đề. |
0.25 |
|
|
2. Xác định đúng vấn đề nghị luận. |
0.25 |
|
|
3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm, thể hiên sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. |
7.0 |
|
|
- Giới thiệu khái quát về hai tác giả, hai tác phẩm, hai đoạn trích. |
0.25 |
|
|
- Nêu vấn đề nghị luận: Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên qua hai đoạn thơ. |
0.25 |
|
|
*Cảm nhận chung về nội dung và nghệ thuật của hai đoạn thơ. - Đoạn thơ trong bài Tây Tiến – Quang Dũng. + Về nội dung:
+ Về nghệ thuật: Thể thơ thất ngôn cân đối, hài hòa giữa các thanh bằng, trắc; nhân hóa, hoán dụ, điệp từ ngữ, đối, sử dụng từ láy → Bức tranh thiên nhiên miền Tây hùng vĩ, hoang sơ. |
2.0 |
|
|
- Đoạn thơ trong bài Việt Bắc – Tố Hữu. + Về nội dung:
+ Về nghệ thuật: Thể thơ lục bát truyền thống, phép tu từ nhân hóa; hình ảnh, ngôn ngữ thơ giàu tính tạo hình. |
2.0 |
|
|
* Điểm tương đồng và khác biệt của hai đoạn thơ để thấy được vẻ đẹp riêng của mỗi đoạn. - Sự tương đồng: + Hai đoạn thơ tiêu biểu cho thơ ca kháng chiến chống Pháp, thể hiên vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ, tươi đẹp ở núi rừng Việt Bắc, Tây Bắc. + Cả hai đoạn thơ đều được viết bằng bút pháp nghệ thuật lãng mạn cách mạng. - Sự khác biệt: + Thiên nhiên trong “Tây Tiến” – Quang Dũng được miêu tả thể hiện sự khắc nghiệt, dữ dội; sự gian khổ thiếu thốn mà người lính Tây Tiến phải vượt qua. Đồng thời, thiên nhiên còn mang vẻ đẹp hài hòa: hùng vĩ và lãng mạn; thể thơ thất ngôn cũng góp phần làm cho bức tranh thiên nhiên thêm đậm nét. + Thiên nhiên trong “Việt Bắc” – Tố Hữu được miêu tả gần gũi và đồng lòng với con người; có chiều hướng gắn với hiện thực cuộc kháng chiến khi ta dựa vào thế rừng núi để đáp trả lại kẻ thù; thể thơ lục bát biến hóa linh hoạt mang lại một vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ nhưng cũng thật gần gũi. |
2.0 |
|
|
- Đánh giá chung về hai đoạn thơ |
0.5 |
|
|
4. Sáng tạo: có cách diễn đạt độc đáo, suy nghĩ mới mẻ, hợp lí. Tùy mức độ chấm điểm. |
0.25 |
|
|
5. Đảm bảo chính tả, dùng từ, đặt câu. |
0.25 |
|
BÀI KIỂM TRA KHẢO SÁT. LỚP 12. 4. MÔN NGỮ VĂN
CHƯƠNG TRÌNH CHẤT LƯỢNG CAO
THỜI GIAN: 90 PHÚT
I. MỤC TIÊU KIỂM TRA
- Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng theo tiến độ chương trình 12 (hết tuần 8).
- Đánh giá việc vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để làm bài kiểm tra khảo sát kết quả học tập của lớp 12 CLC.
II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA: TỰ LUẬN
III. THIẾT LẬP KHUNG MA TRẬN:
Tên chủ đề (Nội dung, chương…) |
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Cộng |
|
Cấp độ thấp |
Cấp độ cao |
|
|||
Chủ đề 1 Đọc hiểu
|
Nhân vật giao tiếp và nội dung giao tiếp.
|
Các phép liên kết. |
Xác định biện pháp tu từ và giá trị. |
|
|
Số câu Số điểm Tỉ lệ % |
Số câu: 1 Số điểm: 0.5 |
Số câu: 1 Số điểm: 0.5 |
Số câu: 1 Số điểm: 1.0 |
|
Số câu: 3 2.0 điểm = 20% |
Chủ đề 2 Làm văn |
|
|
Vận dụng kỹ năng làm văn để phân tích, so sánh hai đoạn thơ của hai bài thơ. |
|
|
Số câu Số điểm Tỉ lệ % |
|
|
Số câu: 1 Số điểm: 8.0 |
Số câu: 1 8,0 điểm = 80% |
|
Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ % |
Số câu: 1 Số điểm: 0.5 5 % |
Số câu: 1 Số điểm: 0.5 5% |
Số câu: 2 Số điểm: 9.0 90% |
Số câu: 4 Số điểm 10 100% |
Trường THPT Lê Quý Đôn - Tỉnh Long An
Địa chỉ: Quốc lộ 1A, Phường 4, TP Tân An, Tỉnh Long An
Điện thoại: 02723826483
Website: http://lequydonlongan.edu.vn