I. LÍ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ
Dữ liệu trong các bài toán không chỉ phụ thuộc kiểu số mà cả kiểu phi số( dạng kí tự). Để phù hợp với các đối tượng học sinh khi giảng dạy, học sinh có thể tiếp thu kiến thức một cách tốt nhất. Do đó tôi đã chọn xây dựng chuyên đề kiểu xâu.
II. MỤC TIÊU CHUYÊN ĐỀ.
1. Kiến thức :
- Biết xâu là một dãy kí tự.
- Biết cách khai báo xâu, truy cập phần tử của xâu,
- Biết các thao tác xử lý xâu.
2. Kĩ năng:
- Sử dụng một số thủ tục, hàm thông dụng về xâu.
- Cài đặt một số chương trình đơn giản có sử dụng xâu.
3. Thái độ:
- Thấy được tính thực nghiệm của bộ môn, từ đó tích cực học tập hơn.
- Tích cực tham gia các hoạt động nhóm.
4. Năng lực hướng tới:
- Năng lực sử dụng kiến thức: Sử dụng kiến thức vào việc viết các chương trình để giải bài toán kiểu xâu.
- Năng lực phương pháp: Đề xuất được các thuật toán để giải các bài toán kiểu xâu.
- Năng lực trao đổi thông tin: Thực hiện trao đổi, thảo luận trong nhóm để thực hiện các nhiệm vụ của bài.
III. NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN XÂY DỰNG TRONG CHUYÊN ĐỀ
1. Nội dung 1: Một số khái niệm về xâu
+ Khái niệm kiểu xâu(sgk)
+ quy tắc xác định kiểu xâu
+ cách tham chiếu đến các phần tử của xâu
2. Nội dung 2: Khai báo biến xâu
+ tên dành riêng của kiểu xâu: string
+ cách khai báo biến kiểu xâu
3. Nội dung 3: Các thao tác với xâu
+ phép ghép xâu
+ phép so sánh
+ thủ tục delete
+ thủ tục insert
+ Hàm copy
+ hàm length
+ hàm pos
+ hàm upcase
4. Nội dung 4 : Một số ví dụ về kiểu xâu.
+ các ví dụ sgk(trang 71, 72).
IV. BẢNG MÔ TẢ CÁC CẤP ĐỘ TƯ DUY.
Năng lực cần đạt |
Năng lực thành phần |
Năng lực sử dụng kiến thức |
K1: Trình bày được khái niệm về kiểu xâu |
K2: Biết cách khai báo biến kiểu xâu |
|
K3: Biết các thao tác xử lý xâu |
|
K4: Vận dụng để viết các chương trình liên quan đến kiểu xâu. |
|
Năng lực về phương pháp
|
P1: Đề xuất được các ý tưởng để giải quyết bài toán |
P2: Xây dựng được thuật toán để giải quyết các bài toán cụ thể |
|
P3: Từ thuật toán có thể viết được các chương trình. |
|
P4: Kiểm tra, sửa lỗi và rút ra các nhận xét khi viết chương trình |
|
Năng lực trao đổi thông tin
|
X1: Trao đổi kiến thức liên quan đến kiểu xâu |
X2: Phân biệt được kiểu xâu và kiểu mảng. |
|
X3: Lựa chọn, đánh giá được các nguồn thông tin khác nhau, |
|
X4: Xây dựng được thuật toán để giải quyết các bài toán |
|
X5: Ghi lại được các kết quả từ các hoạt động học tập của mình (nghe giảng, tìm kiếm thông tin, làm việc nhóm…). |
|
X6: Trình bày các kết quả từ các hoạt động học tập. |
|
Năng lực cá thể |
C1: Xác định được trình độ hiện có về kiến thức, kĩ năng thái độ của cá nhân trong học tập. |
C2: Vận dụng các kiến thức đã học để viết chương trình |
V. CỤ THỂ HÓA CÁC MỨC ĐỘ YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Nội dung |
Các mức độ cần đạt |
|||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
|
1. Một số khái niệm về xâu |
Hs nhận biết được các xâu kí tự. |
Nếu khái niệm về xâu. |
Lấy ví dụ về xâu. |
|
|
Hs hiểu cách tham chiếu đến các phần tử của xâu. |
Lấy ví dụ về cách tham chiếu đến các phần tử của xâu. |
|
|
2. Khai báo biến xâu |
Hs nhận biết được tên dành riêng của kiểu xâu. |
Hiểu cách khai báo biến kiểu xâu. |
Lấy ví dụ về khai báo biến kiểu xâu. |
|
3. Các thao tác với xâu |
Hs nhận biết được kí hiệu của phép ghép xâu. |
Hiểu được cách ghép xâu. |
Cho biết kết quả của phép ghép xâu qua các ví dụ. |
|
Biết các phép so sánh. |
Hs hiểu các quy tác để so sánh xâu. |
Hs so sánh được các xâu kí tự thông qua các ví dụ. |
|
|
Hs biết được cấu trúc của thủ tục delete |
Hiểu được ý nghĩa của các thủ tục này. |
Vận dụng được trong các ví dụ. |
|
|
Hs biết được cấu trúc của thủ tục insert. |
Hiểu được ý nghĩa của các thủ tục này |
Vận dụng được trong các ví dụ. |
|
|
Hs biết được cấu trúc của hàm copy. |
Hiểu được ý nghĩa của các hàm này |
Vận dụng được trong các ví dụ |
|
|
Hs biết được cấu trúc của hàm length. |
Hiểu được ý nghĩa của các hàm này |
Vận dụng được trong các ví dụ |
|
|
Hs biết được cấu trúc của hàm pos. |
Hiểu được ý nghĩa của các hàm này |
Vận dụng được trong các ví dụ |
|
|
Hs biết được cấu trúc của hàm upcase. |
Hiểu được ý nghĩa của các hàm này |
Vận dụng được trong các ví dụ |
|
|
4. Một số ví dụ về kiểu xâu.
|
|
|
Vận dụng khai biến kiểu xâu trong các bài toán cụ thể. |
Vận dụng các hàm, các thủ tục vào để giải quyết các bài toán thực tế. |
VI. BÀI TẬP VẬN DỤNG
Câu hỏi nhận biết:
Câu 1: trong các kiểu dữ liệu dưới đây đâu không phải là kiểu dữ liệu xâu:
a. ‘Tin hoc’ b. ‘abc cde’ c. 123 d. ‘123’
Câu 2: trong các tên dành riêng sau tên nào là của kiểu xâu
a. array b. string c. begin d. record
Câu 3: nêu các hàm và thủ tục chuẩn làm việc với xâu?
Câu 4: Trong pascal những phép toán nào dùng để xử lý xâu.
Câu hỏi thông hiểu:
Câu 1 : Cho biết kết quả sau khi thực hiện thủ tục sau
A, delete(‘abcdef’, 2,3) ;
B, insert(‘ab’,’adbc’,2) ;
Câu 2 : cho biết kết quả sau khi thực hiệm các hàm sau :
A, copy(‘abcdefgh’, 3,3) ;
B, length(‘abc’) ;
C, pos(‘ab’, ‘cdabf’)
D, upcase(‘abc’) ;
Câu hỏi vận dụng:
Câu 1 : Viết phần khai báo biến cho các ví dụ 1, ví dụ 2, ví dụ 3, ví dụ 4, vd5 (sgk trang 71,72) ?
Câu 2 : Viết Câu lệnh để nhập một xâu vào từ bàn phím ?
Câu hỏi vận dụng cao:
Câu 1 : Viết chương trình giải các Vd 1, vd2, vd3, vd4, vd5( sgk trang 71,72) ?
Trường THPT Lê Quý Đôn - Tỉnh Long An
Địa chỉ: Quốc lộ 1A, Phường 4, TP Tân An, Tỉnh Long An
Điện thoại: 02723826483
Website: http://lequydonlongan.edu.vn